Thương mại điện tử ở nước ta đang trên đà phát triển. Điển hình là vừa rồi PayPal đã có 1 thông báo chính thức sẽ gỡ bỏ các hạn chế đối với khách hàng VN, bao gồm việc cho phép các tài khoản PP VN được phép rút tiền về ngân hàng địa phương cũng như nhận tiền thanh toán từ các tài khoản PP khác, bắt đầu kể từ ngày 14/10/2009. Đây quả là 1 tin vui cho nhiều người, đã chờ đợi từ rất lâu. Nhân sự kiện này tớ cũng muốn làm 1 bài viết sơ lược về PayPal.
Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem PayPal là gì? và tại sao lại có nhiều người sử dụng nó đến thế. Bài viết dưới đây được tớ biên soạn theo hiểu biết của bản thân và tham khảo thêm tại 1 số trang. PayPal là gì ? PayPal là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử (Hay còn được gọi là cổng thanh toán trực tuyến) được thành lập vào tháng 12 năm 1998 tại mỹ, đến ngày 3/10/2002 thì được eBay mua lại, và cho đến bây giờ thì là 1 công ty con của eBay (Một công ty kinh doanh lĩnh vực thương mại điện tử theo hình thức C2C) .
Lĩnh vực hoạt động chính của PayPal là chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền trực tuyến qua mạng Internet. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực giống như của PayPal như: Moneybookers, Neteller, Webmoney ..v..v.. Nhưng qua nhiều năm hoạt động, thì PayPal đã trở thành 1 cổng thanh toán trực tuyến có uy tín và độ bảo mật cũng như phổ biến cao nhất thế giới trong lĩnh vực mua bán trực tuyến, điều này cũng dễ hiểu tại sao lại có nhiều người lựa chọn sử dụng nó đến thế.
Cổng thanh toán trực tuyến là gì? Và tại sao lại sử dụng chúng ?
Nhu cầu thương mại, kinh doanh trong cuộc sống chưa bao giờ là đủ. Từ khi internet ra đời, đã tạo thuận lợi cho rất nhiều người, doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể vươn ra mỗi trường quốc tế để mua bán trao đổi hàng hóa qua mạng (thương mại điện tử) với mức chi phí vừa phải hoặc có thể nói là khá thấp. Các loại tài khoản sử dụng để thanh toán trực tuyến bắt đầu ra đời. Theo như tớ biết thì có 2 loại thẻ phổ biến hiện nay là thẻ vay nợ (debit card) và thẻ tín dụng (credit card) có thể làm tại các ngân hàng để sử dụng thanh toán trực tuyến. Điểm khác nhau của 2 loại thẻ này là:
- Debit card: Nạp tiền vào bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu.
- Credit card: Có thể xài lố tiền sẵn có trong tài khoản, và thanh toán lại cho ngân hàng sau (1 hình thức vay tín dụng).
Tuy nhiên môi trường nào cũng có những mặt thiếu sót khó có thể tránh khỏi, nhu cầu quản lý và sử dụng của người dùng tăng cao, nhất là về khả năng bảo mật tài khoản, có vẻ như các ngân hàng không thể đáp ứng được hết, đã có rất nhiều vụ hack cũng như lừa đảo chiếm đoạt tiền trong thẻ tín dụng của người dùng. Thế là từ đó các dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến ra đời. Cổng thanh toán trực tuyến được ra đời nhằm đáp ứng như cầu an toàn và tiện lợi. Chúng giữ chức năng của bên trung gian giữa người bán và người mua. Người bán không sợ người mua dùng credit card chùa để mua, còn người mua không sợ mất tiền sau khi thanh toán xong người bán chạy làng. Ngoài ra, khả năng bảo mật thông tin cho người dùng là rất cao. Tại sao lại lựa chọn PayPal ? Yếu tố đầu tiên phải xét đến có lẽ là tính phổ biến của nó, ngày càng có rất nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân hoạt động trong lĩnh vực mua bán trực tuyến chọn lựa giải pháp thanh toán qua mạng bằng PayPal. Chúng ta cùng xét qua 1 vài ưu điểm của PayPal dưới đây để hiểu thêm là tại sao lại có nhiều người lựa chọn nó như vậy.
- Cực kỳ bảo mật.
- Hỗ trợ an toàn giao dịch cho cả người mua và người bán.
- Thanh toán qua Paypal rất nhanh chóng, an toàn và tiện lợi
- Một khi sử dụng PayPal để thanh toán, bạn sẽ không phải nhập số thẻ thanh toán (Visa, Master...) của mình mỗi khi cần
- Một điểm khác biệt khá lớn của PayPal với các cổng thanh toán trực tuyến khác là sự uyến chuyển trong việc quản lý tiền cho khách hàng. Đó là chức năng chanrgebank, khách hàng có thể đòi lại số tiền sau khi đã gửi tiền đến tài khoản khác. Tuy nhiên thủ tục chargebank có rất nhiều rắc rồi mà bạn cần phải chứng minh, nên hãy suy nghĩ kỹ trước khi gửi tiền. Dù vậy, cũng chính vì tính năng này mà người dùng PayPal hoàn toàn có thể không lo lắng bị lừa đảo.
Mọi hoạt động, chi tiết của PayPal đều nằm trên trang chủ của nó:
https://www.paypal.com
Theo : vnblognet.com
0 nhận xét:
Post a Comment